Người ta đã xác định rõ ràng, 60 - 80% trường hợp ung thư bàng quang có liên quan đến thuốc lá; không chỉ người trực tiếp hút thuốc lá, mà có thể ở người hút thuốc lá thụ động.
Bà Dương T.H. (75 tuổi, Lâm Đồng) trước khi nhập viện đã đi tiểu máu khoảng 3 lần/ngày, kéo dài mấy ngày. Mỗi ngày bà hút khoảng 1 gói thuốc lá. Bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư bàng quang và được chỉ định phẫu thuật nội soi.
Những bệnh nhân nữ bị ung thư bàng quang ngoài bản thân hút thuốc lá, phần lớn do chịu ảnh hưởng rất nhiều từ người chồng hút thuốc lá
Lời bàn: BSCKII Nguyễn Ngọc Châu, Phó Giám đốc tài xỉu
TPHCM cho biết, ung thư bàng quang là một trong những ung thư khá thường gặp ở Việt Nam; trung bình, một năm có 1.000 ca mắc mới và khoảng 500 ca tử vong. Dấu hiệu thường gặp của bệnh nhân bướu bàng quang là tiểu máu lần đầu, tiểu máu tái đi tái lại, đặc biệt trên bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá. Vì vậy, bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu kết hợp với hút thuốc lá, thường sẽ tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Theo nhiều nghiên cứu, những hóa chất có trong thuốc lá sẽ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể, nhất là ở cấp độ tế bào và gene, có thể dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của tế bào, góp phần hình thành các khối u. Ngoài ra, các hóa chất trong khói thuốc lá được hấp thụ vào máu, đi qua thận và tích tụ trong nước tiểu khiến bàng quang tiếp xúc với nồng độ rất cao của các hóa chất này làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ với việc tăng nguy cơ tái phát và tiến triển của bệnh khi tiếp tục hút thuốc sau khi chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.