Theo tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) 2018, ung thư đại trực tràng là ung thư đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là một trong 5 loại ung thư phổ biến nhất và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, có 14733 trường hợp mắc mới ung thư đại trực tràng tại Việt Nam.
Chủ động tầm soát, phát hiện sớm, tăng tỉ lệ chữa lành
Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn càng sớm cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao, tỉ lệ chữa khỏi lên đến 90%,. Ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính của đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, khó tiêu, viêm đại tràng, trĩ…. Vì vậy việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng là điều hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe và cần có sự chủ động từ người dânđặc biệt trên người có nguy cơ cao.
Các phương pháp tầm soát
Nội soi đại trực tràng
Là phương pháp tầm soát chính xác nhất. Qua nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ phát hiện các bệnh lý như trĩ, popyp, viêm loét đại trực tràng … từ đó sẽ có xử trí phù hợp như cắt bỏ khối polyp trong lúc nội soi đồng thời sinh thiết polyps để chẩn đoán xác định ung thư.
Lưu ý: Để chuẩn bị nội soi đại trực tràng, người bệnh cần nhịn ăn và được dùng thuốc xổ để làm sạch ruột.
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
Xét nghiệm có độ nhạy phát hiện ung thư khoảng 70 -80% tuy nhiên đây là xét nghiệm không đặc hiệu, nghĩa là có dương tính cũng chưa chắc là ung thư đại trực tràng. Một khi phát hiện có máu trong phân, người bệnh sẽ được chỉ định để được nội soi đại trực tràng.
Nội soi đại tràng ảo
Sử dụng CT Scan đa lát cắt để thực hiện trên người bệnh đã được xổ ruột. Máy điện toán sẽ dựng hình lại lòng đại tràng. Phương pháp này có thể phát hiện phần lớn các polyp và khối u trong lòng đại tràng và trực tràng. Sau khi nội soi đại tràng ảo phát hiện ra polyp thì phải nội soi đại tràng thật để cắt polyps, sinh thiết khối u để có chẩn đoán xác định.
Đối tượng nên tham gia tầm soát ung thư đại trực tràng
- Nhóm nguy cơ trung bình
Đối tượng
|
Khoảng thời gian giữa các lần tầm soát
|
Phương pháp
|
- Người trên 40 tuổi
- Người có tiền sử gia đình bị ung thư, không thuộc huyết thống bậc 1 (cha, mẹ, anh, chị, em)
|
Mỗi năm
|
Xét nghiệm máu ẩn trong phân
|
Mỗi 5 năm
|
Nội soi đại tràng ảo
|
Mỗi 10 năm
|
Nội soi đại trực tràng
|
- Nhóm nguy cơ cao và rất cao
Đối tượng
|
Khoảng thời gian giữa các lần tầm soát
|
Phương pháp
|
- Có tiền sử bị ung thư đại trực tràng, polyps đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng vô căn, bệnh Crohn
|
Mỗi 1-2 năm
|
Nội soi đại trực tràng
|
- Có tiền sử bị chiếu xạ vùng bụng hoặc vùng chậu để điều trị ung thư
|
Mỗi 3- 5 năm
|
- Có một người thân huyết thống bậc 1 (cha, mẹ, anh, chị, em ruột) bị ung thư đường tiêu hóa trước 45 tuổi
- Có người thân bị bệnh đa polyps đại tràng
|
Mỗi 3 năm
|
Truyền thông tài xỉu