Các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa của tài xỉu
kịp thời phẫu thuật cứu tính mạng chị N.T.N.G (34 tuổi, Bến Tre) khi chị bị xương cá rô phi xuyên thủng thực quản và thủng động mạch chủ ngực. Đây là một tai nạn cực kỳ hiếm gặp, diễn tiến nhanh chóng và tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90% nếu không kịp can thiệp.
Đau tức ngực, nuốt nghẹn không rõ nguyên do
Trao đổi với chị G. sau ca phẫu thuật, chị chia sẻ mình không hề biết là đã nuốt phải xương cá, chỉ trong 4 ngày hàng loạt các biến cố sức khỏe ập đến với chị. Một buổi trưa tháng 4, chị mua 1,3 kg cá phi (tên người địa phương gọi cá rô phi) về ăn. Đây là một loại cá thịt ngọt nhưng xương nhiều, cứng và sắc. Đang ăn trưa thì chị cảm thấy hơi khó chịu vùng cổ, chị nuốt thêm vài miếng cơm thì thấy tức ngực. Nghĩ do công việc buôn bán mệt mỏi nên chị đi nằm nghỉ. Đến chiều cùng ngày,cảm thấy cơn đau không giảm nên chị đi khám bệnh được điều trị trào ngược dạ dày-thực quản.
Sau hai ngày điều trị, tình trạng đau tức ngực, nuốt vướng ngày càng nặng, chị G. được người nhà đưa đến Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM. Qua nội soi thực quản, bác sĩ quan sát thấy vùng vách trái thực quản viêm đỏ, đồng thời phát hiện một phần dị vật như xương cá đang cắm lún vào thực quản. Người bệnh sau đó được thực hiện nhanh chóng CT-scan ngực. Hình ảnh CT-scan cho thấy dị vật đã xuyên thủng thành thực quản, tiến tới nằm sát cung động mạch chủ ngực. Đây là một động mạch lớn, nếu bị dị vật xuyên thủng có thể làm người bệnh tử vong do mất máu cấp. Nhận thấy tình trạng người bệnh cần cấp cứu, các bác sĩ Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM khẩn trương chuyển chị G. đến tài xỉu
để điều trị.
Tại thời điểm nhập viện cấp cứu tại tài xỉu
, chị G. sốt, vẻ mặt lừ đừ, đau tức ngực và mệt nhiều. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp dị vật sắc nhọn xuyên thành thực quản, làm thủng động mạch chủ ngực hết sức phức tạp. Hội chẩn toàn viện được tổ chức lập tức để bác sĩ các chuyên khoa Phẫu thuật Tim - Mạch máu, Ngoại tiêu hóa, Nội soi Tiêu hóa và Gây mê Hồi sức phối hợp với các bác sĩ từ Viện tim TP.HCM để tiến hành phẫu thuật cứu người bệnh.
BS.CKII. Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim-Mạch máu tài xỉu
, bác sĩ phẫu thuật chính cho chị G. cho biết: “Bệnh nhân đang phải đối mặt cùng lúc hai vấn đề lớn khi dị vật đã xuyên qua các mô liên kết, tiến vào trung thất gây viêm trung thất: (1) Nguy cơ dị vật đâm thủng động mạch chủ ngực gây mất máu cấp lượng lớn dẫn đến tử vong; (2) Thực quản thủng khiến các vi khuẩn xâm nhập vào trung thất gây viêm tụ mủ trung thất, một biến chứng rất nặng nề có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Do đó, các bác sĩ cần can thiệp phẫu thuật nhanh chóng để thực hiện đồng thời 3 mục tiêu trong một cuộc phẫu thuật: (1) Khâu lỗ thủng động mạch chủ ngực; (2) Khâu lỗ thủng thực quản; (3) Lấy dị vật ra khỏi cơ thể người bệnh”.
Bác sĩ kiểm tra vết thương và dặn dò người bệnh trước xuất viện
Khâu vết thủng thực quản, động mạch chủ ngực
Nhóm bác sĩ phẫu thuật đã tiến hành mở ngực trái, tiếp cận cung động mạch chủ ngực và thực quản. Ống nội soi tiêu hóa với đèn và camera đã giúp các bác sĩ ngoại tiêu hóa xác định lỗ thủng để khâu.
Dựa trên chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ lần tìm và bộc lộ đoạn động mạch chủ ngực bị xương cá xuyên thủng đã tạo một túi giả phình (do vết thủng làm máu rò rỉ ra và đóng lại ở các mô xung quanh). Khâu mạch máu đòi hỏi phải kẹp mạch máu ngăn lưu lượng máu chảy để các bác sĩ có thể thao tác. Đây là bước khá áp lực về thời gian, vì bác sĩ phải thực hiện chính xác và nhanh chóng nhất có thể nhằm tránh nguy cơ động mạch chủ bị kẹp quá 30 phút sẽ gây hoại tử các tạng trong ổ bụng do thiếu máu nuôi. Nhờ kinh nghiệm và sự phối hợp nhuần nhuyễn, các bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật Tim-Mạch máu đã tiếp cận túi phình nơi có lỗ thủng động mạch, nhanh chóng lấy sạch huyết khối tại túi phình, khâu lỗ thủng động mạch chủ trong 15 phút.
Bác sĩ quan sát phim CTscan của người bệnh để đánh giá xác định tổn thương và định hướng can thiệp
Tìm lấy dị vật
Theo các bác sĩ tham gia ca phẫu thuật hiếm gặp này, đường di chuyển của mảnh xương cá trong rất “thử thách”. Người bệnh lúc đó trong tình thế cực kỳ nguy hiểm, có thể tử vong trong “gang tấc”. Cụ thể khi các bác sĩ nội soi tiêu hóa của tài xỉu
thám sát lòng thực quản, dị vật đã xuyên thành thực quản ra ngoài lồng ngực rồi đâm thủng động mạch chủ ngực xuống (đoạn 1/3 trên). Đặc biệt, mảnh xương cá không còn ở vị trí như hình ảnh trên phim CT-scan chụp trước đó mà trôi tự do trong lồng ngực nạn nhân. Việc một dị vật có cạnh sắc nhọn rời khỏi thực quản, mang theo vi khuẩn, đâm thủng động mạch chủ ngực và đang di chuyển tự do trong khu vực trung thất là cực kỳ nguy cơ vì đây là khu vực chứa hầu hết các cơ quan và mạch máu quan trọng của cơ thể. Người bệnh có thể tử vong vì thủng động mạch chủ gây mất máu hoặc viêm, áp xe trung thất do vi khuẩn, dịch tiêu hóa thoát vào trung thất.
Sau gần 30 phút tìm kiếm, ê kíp các bác sĩ Phẫu thuật tim và mạch máu đã xác định được dị vật là một chiếc xương cá và gắp ra ngoài. Chiếc xương cá có chiều dài khoảng 3cm, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 0,6cm nằm cao sát cung động mạch chủ trên.
Chiếc xương cá lấy ra từ lồng ngực người bệnh |
Vị trí xương cá đâm vào động mạch chủ ngực xuống |
Phòng tránh nuốt dị vật trong ăn uống và sinh hoạt
BS.CKII. Nguyễn Phú Hữu, Phó khoa Ngoại Tiêu hóa tài xỉu
, bác sĩ tham gia tìm kiếm dị vật và khâu lại đoạn thực quản thủng cho biết thêm: “Trong những trường hợp cấp cứu nuốt dị vật đường tiêu hoá mà tôi từng thực hiện, xương cá là dị vật thường gặp nhất. Trong đó nhiều trường hợp nạn nhân không biết đã nuốt dị vật. Nếu di chuyển xuống theo đường tiêu hoá, các dị vật như xương cá, tăm xỉa răng hoặc các vật sắc nhọn có thể xuyên thủng ra ổ bụng. hoặc tạo ổ nhiễm trùng trong ổ bụng, lồng ngực nhưng trường hợp xương cá đâm thủng thực quản rồi xuyên qua các tổ chức cơ, làm rách động mạch chủ ngực rất hi hữu và cực kỳ nguy hiểm.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo:
(1) Khi chế biến món ăn cần lấy lấy sạch xương cứng và sắc để tránh nguy cơ nuốt phải dị vật.
(2) Trong hoặc sau bữa ăn, nhất là đang ăn các loại thức ăn có xương cứng và sắc, nếu thấy đau đột ngột ở ngực, bụng thì nên nghĩ đến khả năng đã nuốt phải xương.
(3) Khi đã biết nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bệnh đừng cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho “trôi” vì có nguy cơ tổn thương ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.
TRẦN NHUNG - VĨNH PHƯỚC
Tổ truyền thông tài xỉu