TT – Vô sinh không chỉ là nỗi đau của hai vợ chồng mà còn là vấn đề của xã hội, vì chuyện không có con có thể dẫn đến bạo hành gia đình, đổ vỡ hôn nhân…
Tại hội thảo vô sinh nam tổ chức ngày 14/05/2011, các bác sĩ khoa nam học tài xỉu
(TP.HCM) cho biết theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 30% trường hợp vô sinh là do người chồng, 40% do người vợ, 20% do cả hai vợ chồng và 10% không xác định được nguyên nhân. Dù vô sinh từ người chồng chiếm gần 1/3 nguyên nhân vô sinh, thế nhưng đến nay giới mày râu vẫn cho vô sinh là chuyện của phụ nữ!
Ba nhóm nguyên nhân
Nhiều ông dứt khoát không chịu đi khám vô sinh mà bắt vợ phải đi. Có những cặp vợ chồng sống với nhau mười năm không có con. Người vợ đi khám vô sinh, bác sĩ nói “máy móc vẫn chạy tốt” và yêu cầu về nhà khuyên chồng nên đến tài xỉu
kiểm tra. Người vợ phải năn nỉ mãi chồng mới chịu đi khám. Kết quả nguyên nhân hiếm muộn là do người chồng có bất thường ở cơ quan sinh dục.
Một là nguyên nhân y khoa, như sự sản xuất tinh trùng quá ít, tinh trùng dị dạng hoặc bất động, bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tinh, nhiễm trùng, xuất tinh ngược dòng, không xuất tinh, tinh hoàn ẩn, rối loạn nội tiết, các rối loạn về tình dục…
Hai là nguyên nhân môi trường, những người làm việc có tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng, tiếp xúc tia xạ; hoặc môi trường làm việc quá nóng bức như các đầu bếp, thợ lò bánh mì, thợ lò gốm, thợ hàn, thợ luyện kim, thợ hồ, tài xế lái xe đường dài…
Ba là các nguyên nhân về sức khỏe, lối sống và các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc kích thích phát triển cơ, nghiện cocain, nghiện rượu, thuốc lá, stress tình cảm, sự căng thẳng bực bội, thiếu vitamin, thuốc… cũng có thể ảnh hưởng đến sự vô sinh của nam giới.
Phân tích sâu hơn nguyên nhân y khoa, bác sĩ Nguyễn Hồ Vĩnh Phước cho biết những bất thường ở cơ quan sinh dục nam khá thường gặp và rất đa dạng, trong đó có những bệnh liên quan với vô sinh. Theo bác sĩ Vĩnh Phước, không nên đợi đến khi trưởng thành, lập gia đình mới đến khám sức khỏe sinh sản mà nên đi khám ngay khi thấy có bất thường.
Một cặp vợ chồng được coi là vô sinh khi không thể có con sau một năm chung sống, quan hệ tình dục bình thường và không dùng biện pháp tránh thai nào. Nhiều người lầm tưởng nếu người chồng to cao, mạnh khỏe thì chuyện vô sinh chỉ có thể do người vợ. Song thực tế vô sinh nam thường không có triệu chứng hay dấu hiệu gì rõ ràng ngoài việc lấy vợ đã nhiều năm mà chưa có con.
Điều trị: dùng thuốc hay phẫu thuật?
Nhiều người luôn đặt câu hỏi này với bác sĩ. Giải đáp vấn đề này, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng cho biết điều trị nội khoa chỉ dành cho các trường hợp tinh trùng yếu không rõ lý do. Biện pháp nội khoa thường dùng là thuốc. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thuốc nào, dù là đông y hay tây y, có thể chứng minh hiệu quả thật sự trong việc điều trị vô sinh nam.
Bác sĩ Phạm Văn Hảo cho biết các bất thường ở cơ quan sinh dục có thể được điều trị bằng phẫu thuật để chỉnh thẳng dương vật, hạ tinh hoàn xuống bìu, phục hồi thành bẹn, tạo hình lỗ tiểu thấp, ghép da bìu dương vật.
Trường hợp vô tinh bế tắc sẽ phẫu thuật nối ống dẫn tinh với ống dẫn tinh, nối ống dẫn tinh với mào tinh. Trường hợp vô tinh không bế tắc sẽ được sinh thiết tinh hoàn, cột tĩnh mạch tinh vi phẫu ngả bẹn bìu… Sau phẫu thuật, tỉ lệ có tinh trùng trong tinh dịch cải thiện rất tốt (đa số đạt 50-90%), tỉ lệ người vợ có thai sau khi chồng được phẫu thuật đạt 25-57%.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết-chuyên gia về sản phụ khoa cho biết hiện có nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong điều trị vô sinh nam. Khi các ông bị nhược tinh, tắc ống dẫn tinh, bất sản ống dẫn tinh, bác sĩ có thể lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mở tinh hoàn, chọc hút mào tinh (phối hợp với bác sĩ tài xỉu
)… rồi bơm tinh trùng vào bào tương trứng.
Trường hợp không có tinh trùng, tinh trùng bị dị dạng… có thể xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng để mang lại cơ hội có thai cho các cặp vợ chồng hiếm muộn do nguyên nhân từ người chồng.
Những người có thói quen tắm ngâm mình trong nước nóng, xông hơi mỗi tuần 1-2 lần cũng có nguy cơ bị vô sinh. Vì khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn (làm giảm sự sinh tinh), trong khi nhiệt độ của tinh hoàn luôn phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2OC.
|
LÊ THANH HÀ ghi (Báo Tuổi trẻ)